Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

BỘ CÔNG AN KHÔNG THUỘC LUẬT

1. Luật quy định thế nào?
Chương VI, điều 28 Luật báo chí viết thế này: “ 1. Cơ quan báo chí, tổ chức khác vi phạm quy định về giấy phép hoạt động báo chí, về nội dung thông tin trên báo chí, về cải chính do thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống và các quy định khác của Luật này thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị cảnh cáo, phạt tiền, thu hồi, tịch thu ấn phẩm, băng, đĩa ghi âm, ghi hình, đình bản tạm thời hoặc thu hồi giấy phép theo quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính.
Cơ quan báo chí, công dân thông tin gây thiệt hại cho tổ chức, công dân khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự.
2- Người chịu trách nhiệm chính về những hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Nghị định 51 (ban hành ngày 26/4/2002) hướng dẫn thi hành Luật báo chí, Chương 2 Điều 4 chỉ rõ thế này: “ 1. Khi có văn bản kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nội dung thông tin trên báo chí sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì cơ quan báo chí phải đăng, phát nguyên văn văn bản kết luận đó cùng với lời xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả...
...Thời điểm đăng, phát được tính từ ngày cơ quan báo chí nhận được văn bản kết luận như sau: năm (5) ngày đối với báo ngày, đài phát thanh, đài truyền hình; mười (10) ngày đối với báo tuần và trong số ra gần nhất đối với tạp chí...
3. ...Trường hợp không nhất trí với lời phát biểu của tổ chức, cá nhân, cơ quan báo chí có quyền thông tin tiếp làm rõ quan điểm của mình. Sau ba (3) lần đăng, phát ý kiến phát biểu của tổ chức, cá nhân và cơ quan báo chí mà không có sự nhất trí giữa hai bên thì cơ quan quản lý nhà nước về báo chí có quyền yêu cầu ngừng đăng, phát các thông tin của đương sự. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đến cơ quan chủ quản của báo chí đó, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
2. Trình tự vụ việc ra sao?
Ngày 2/6, Báo điện tử Pháp luật và Xã hội đăng bài của tác giả Minh Thắng: Luật sư “tố” DN của Bộ Công an kinh doanh kiểu “bầu Kiên”.
Ngày 4/6, Bộ Công an nhận được Công văn của Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu (GTEL) thuộc Tổng cục Hậu cần, Kỹ thuật - Bộ Công an, khẳng định: nội dung bài báo là sai sự thật, đã xâm phạm nghiêm trọng uy tín và các lợi ích hợp pháp khác của Tổng công ty, đồng thời đề nghị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an xem xét, xử lý việc đăng tải bài báo trên theo quy định pháp luật.
Ngày 5/6, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã kịp khẳng định: nội dung bài báo là sai sự thật, xâm phạm nghiêm trọng uy tín và các lợi ích hợp pháp khác của GTEL và Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
3. Đúng luật thì trình tự ra sao?
Sẽ theo các bước thế này:
1. GTEL gửi công văn cho báo Pháp luật và Xã hội
2. Nếu báo không có động thái phản hồi như giải thích, đính chính, xin lỗi...(sau các thời gian theo luật định ở trên) GTEL tiếp  tục gửi công văn lần 2.
3. Báo tiếp tục không phản hồi, GTEL gửi công văn lần 3, đồng gửi các cơ quan quản lý báo chí gồm: Tuyên giáo các cấp, Bộ TTTT các cấp, cơ quan chủ quản của Pháp luật và Xã hội.
4. Bước cuối cùng, khi các cơ quan này nếu tiếp tục giải quyết không thỏa đáng, GTEL gửi đơn sang Bộ công an.
4. Sự thật của “chiến dịch khởi tố thần tốc” là gì?
Ai không tự trả lời được câu hỏi này, thì đừng đọc entry này nữa.